Kỹ thuật tiêm
Tiêm tĩnh mạch
MỤC ĐÍCH
Để đưa chất lỏng, thuốc, chế phẩm sinh học hoặc chất xét nghiệm vào cơ thể.
CHỈ ĐỊNH
Tiêm thuốc, chế phẩm sinh học hoặc chất xét nghiệm vào cơ thể nhằm điều trị hoặc chẩn đoán bệnh.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH VÀ LƯU Ý
- Nên tránh tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp đối với thú bị rối loạn đông máu nặng.
- Khi sử dụng mọi loại thuốc, để tránh các phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân, bác sĩ nên tuân theo khuyến nghị của nhà sản xuất về đường cấp thuốc.
GIẢI PHẪU ĐẶC BIỆT
Khi tiêm tĩnh mạch, thường tiêm vào tĩnh mạch đầu, tĩnh mạch hiển bên hoặc tĩnh mạch hiển trong.
KỸ THUẬT
- Rút chất cần tiêm vào xy-lanh.
- Giữ con thú trong tư thế phù hợp để tiếp cận được tĩnh mạch đầu, tĩnh mạch hiển bên hoặc tĩnh mạch hiển trong; sử dụng tư thế tương tự như khi lấy máu tĩnh mạch.
- Làm theo quy trình lấy máu trên từng loại tĩnh mạch và xác định tĩnh mạch đang phình lên.
- Sau khi đưa kim vào tĩnh mạch, hút một lượng máu nhỏ vào đầu kim để xác nhận kim đã ở trong lòng mạch.
- Khi đã xác nhận kim ở trong lòng mạch, nên dừng ấn tĩnh mạch để thuốc được tiêm vào tĩnh mạch.
- Sau khi tiêm xong, rút kim ra khỏi tĩnh mạch và ngay lập tức ấn lên vị trí đã tiêm. Giữ nguyên lực ấn trong vòng ít nhất 60 giây.
- Nếu cần chặn máu chảy, ấn nhẹ băng gạc lên vị trí đã tiêm.
Hút một lượng máu nhỏ vào đầu kim để xác nhận kim đã ở trong lòng mạch.
Tiêm bắp
MỤC ĐÍCH
Để đưa chất lỏng, thuốc, chế phẩm sinh học hoặc chất xét nghiệm vào cơ thể.
CHỈ ĐỊNH
Tiêm thuốc, chế phẩm sinh hoặc các chất xét nghiệm vào cơ thể để điều trị hoặc chẩn đoán.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH VÀ LƯU Ý
1. Nên tránh tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp đối với thú bị rối loạn đông máu nặng.
2. Khi sử dụng mọi loại thuốc, để tránh các phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân, bác sĩ nên tuân theo khuyến nghị của nhà sản xuất về đường cấp thuốc.
GIẢI PHẪU ĐẶC BIỆT
Khi tiêm bắp, có thể tiêm vào nhóm cơ tứ đầu ở mặt đùi trước, nhóm cơ bán mạc-cơ bán gân của mặt đùi sau, nhóm cơ tam đầu của mặt sau phần trên của chân trước, hoặc nhóm cơ thắt lưng-lưng ở hai bên đốt sống lưng. Nếu tiêm vào các nhóm cơ đùi, cần tránh đâm hoặc tiêm vào dây thần kinh tọa, dây này chạy về phía sau đùi.
KỸ THUẬT
- Rút thuốc cần tiêm vào xy-lanh. Khi tiêm bắp, trên mèo, nên tiêm tối đa 2mL, còn trên chó, nên tiêm tối đa 3-5mL.
- Cố định thú ở tư thế đứng hoặc ngồi hoặc nằm nghiêng. Tiêm bắp sẽ khiến thú hơi khó chịu, vì vậy cần phải kiểm soát phần đầu và cổ của chó trong khi tiêm. Đối với mèo, nên nắm gáy và kéo căng người ra tương tự khi tiêm vào mạch hiển trong.
3. Sát trùng vị trí tiêm bằng cồn 70 độ.
4. Khi tiêm vào nhóm cơ bán mạc-cơ bán gân (cơ gân kheo), hãy đặt ngón cái của tay không cầm kim tiêm vào phần lõm ở sau đùi. Sau đó, đâm kim vào phía sau đùi và hướng đầu kim về phía đuôi để khi thú nhảy lên hoặc di chuyển thì sẽ không vô tình làm tổn hại đến dây thần kinh tọa.
Kỹ thuật tiêm đúng cách vào cơ gân kheo của chó.
5. Khi tiêm vào cơ tứ đầu, hãy đặt ngón cái của tay không cầm kim tiêm vào mặt bên của đùi. Sau đó, đâm kim vào trước đùi và hướng đầu kim về phía đầu.
Kỹ thuật tiêm đúng cách vào cơ tứ đầu của chó.
6. Khi tiêm vào nhóm cơ tam đầu của chân trước, hãy dùng tay không cầm kim tiêm nắm lấy bụng cơ và đặt ngón cái lên xương cánh tay. Đâm kim vào vào phía sau xương cánh tay với đầu kim hướng về phía sau.
Kỹ thuật tiêm đúng cách vào cơ tam đầu của chó.
7. Khi tiêm vào cơ thắt lưng, hãy chọn vị trí giữa xương sườn thứ 13 và mào chậu. Sờ nắn các mỏm gai của đốt thắt lưng và đâm kim vào cơ thắt lưng, tại vị trí cách đường giữa 2-3 cm và vuông góc với bề mặt da.
8. Khi đã đâm kim vào bó cơ, rút pít-tông ra để tạo áp lực âm. Nếu rút phải máu, hãy rút kim ra và thay kim mới trước khi đâm lại ở vị trí khác.
9. Khi đã tạo áp lực âm mà không rút phải máu, hãy tiếp tục tiêm.
10. Khi đã tiêm xong, rút kim khỏi bó cơ và mát-xa nhẹ nhàng vị trí vừa tiêm.
Dịch và biên soạn: BSTY Nguyễn Trọng Hải