1 min read

Ketamine

Dạng bào chế

Thuốc tiêm: dạng dung dịch 100mg/ml 

Ketamin thường được tiêm theo đường tĩnh mạch, tuy nhiên ở một số trường hợp, thuốc sẽ được tiêm bắp với khả năng hấp thụ 93% (như trong chiến dịch triệt sản mèo hoang, quản lý thú linh trưởng hoặc thú hoang dã,…)


Cơ chế của thuốc

  • Đối kháng với chất dẫn truyền thần kinh kích thích glutamate tại thụ thể N-methyl-d-aspartate (NMDA) trong hệ thần kinh trung ương. Ketamine ức chế kênh NMDA, khiến kênh không thể vận chuyển các ion quan trọng cho kích thích thần kinh
  • Tương tác phức tạp với thụ thể opioid, cụ thể là đối kháng với thụ thể mu, đồng thời thể hiện tác dụng chủ vận ở thụ thể delta và kappa. 

Chỉ định

  • Gây mê phân ly
  • Gây mê trong thời gian ngắn (<= 30 phút). Nếu muốn gây mê trong thời gian lâu hơn, cần truyền tĩnh mạch liên tục hoặc kết hợp với các thuốc gây mê/an thần khác
  • Giảm cảm giác đau từ những cơn đau cảm thụ: đau thân thể và đau nội tạng; và ức chế nhạy cảm thần kinh trung ương (nhờ khóa thụ thể NMDA)
  • Bổ trợ giảm đau khi phẫu thuật, tuy nhiên, liều dùng hiệu quả cho mục đích này vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ

*Thông tin thêm: Gây mê phân ly thường liên quan đến tình trạng tăng cung lượng tim, suy hô hấp mức độ vừa, giữ nguyên phản xạ thần kinh sọ não. Ví dụ, thú sẽ có xu hướng mở mắt trong quá trình mê và cần được bôi thuốc mỡ để bảo vệ. Nếu sử chỉ sử dụng Ketamin là thuốc gây mê chính, thì để đạt được hiệu quả gây mê toàn thân, liều cao sẽ gây ra tăng trương lực cơ dẫn đến một số cử động, vì vậy, lưu ý rằng, các cử động này không phải do các kích thích từ động tác phẫu thuật. Có thể kiểm soát những tác động này bằng cách kết hợp sử dụng thuốc chủ vận alpha-2 adrenergic (như medetomidine/dexmedetomidine) và/hoặc nhóm thuốc benzodiazepine (như diazepam, midazolam). Khi kết hợp ketamin với chất chủ vận alpha-2 (chẳng hạn như medetomidine hoặc dexmedetomidine) việc sử dụng thuốc đảo ngược chất chủ vận alpha-2 nên được trì hoãn 45 phút sau khi tiêm ketamine.


Chống chỉ định

  • Không khuyến khích dùng cho thú có rủi ro thủng giác mạc hoặc bị tăng nhãn áp; thú bị tăng áp lực nội sọ (chấn thương, u, động kinh); thú bị cơ tim phì đại (mèo)

Tác dụng phụ không mong muốn

  • Suy tim mạch – thay vì kích thích tim mạch , và rối loạn nhịp tim có thể xảy ra trên thú có trương lực thần kinh giao cảm cao (ví dụ: thú bị shock hoặc có bệnh lý tim mạch nghiêm trọng). Tim đập nhanh có thể xảy ra nếu tiêm tĩnh mạch liều cao.
  • Tăng huyết áp, tiết nước bọt quá mức, nôn ói, kêu la
  • Một số thú có thể bị suy hô hấp
  • Thú có thể bị ảo giác, có hành vi bất thường trong 1-2 tiếng khi thuốc đang hết tác dụng 
  • Truyền thuốc trong thời gian dài có thể khiến thuốc tích tụ trong cơ thể và thời gian thú tỉnh lại lâu hơn 
  • Mèo mở mắt khi sử dụng thuốc, cần bảo vệ mắt của thú

Tương tác với thuốc khác

  • Không có thông tin. Tuy nhiên, thuốc cần pH axit để duy trì tính ổn định và mức độ hòa tan. Do đó, khi trộn với các thuốc gây mê/an thần khác, cần xem xét duy trì pH thấp để thuốc không bị kết tủa.

Liều dùng

Chó: 

  • Giảm đau khi phẫu thuật:
    + Trong khi phẫu: 10 μg/kg/phút(1 số bằng chứng cho rằng liều dùng này quá thấp để đạt hiệu quả xuyên suốt cuộc phẫu và những liều dùng được khuyến nghị khác lại thiếu bằng chứng chứng minh)
    + Sau khi phẫu: 2-5 μg/kg/phút
  • Gây mê bằng kỹ thuật gây mê bay hơi (dùng kết hợp với diazepam/midazolam): 2 mg/kg i.v.
  • Gây mê toàn thân (kết hợp cùng medetomidine/dexmedetomidine trong 1 liều tiêm):
    ketamine (5–7 mg/kg i.m.), medetomidine (40 μg/kg i.m.) hoặc dexmedetomidine (20 μg/kg i.m.)

Mèo:

  • Gây mê: ketamine (5–7.5 mg/kgi.m.) kết hợp cùng medetomidine (80 μg (micrograms)/kg i.m. hoặc dexmedetomidine (40 μg/kg i.m.) sẽ gây mê trong vòng 20-30 phút. Cần giảm liều của cả hai thuốc khi truyền qua tĩnh mạch
  • Giảm đau khi phẫu thuật: giống với liều dùng ở chó

SVTY Trần Thị Mai Thảo

Tham khảo

Allerton, F. (2020). BSAVA Small Animal Formulary, Part A: Canine and Feline. BSAVA.

Plumb, D. C. (2018). Plumb’s Veterinary Drug Handbook: Pocket. John Wiley & Sons

Papich, M. G. (2020). Papich Handbook of Veterinary Drugs. Saunders.

Ketamine | Clinician’s Brief (cliniciansbrief.com)

Ketamine: To Use or Not to Use for Pain Management | Today’s Veterinary Practice (todaysveterinarypractice.com)

Trả lời