9 mins read

Tắc ruột do không bài thải phân su sau khi sinh ở ngựa con – Meconium impactions

Meconium: phân của ngựa con có từ lúc trong bụng ngựa mẹ (phân su có trong thai kì)
“Milk” feces: phân su sau khi uống sữa


Tổng quát

Tắc phân su có trong thai kì là một trong những nguyên nhân chính gây ra hội chứng đau bụng ở ngựa con.

Thông thường ngựa con sau khi sinh khoảng nữa tiếng sẽ đứng dậy và bắt đầu bú sữa, sữa đầu khi được hấp thụ sẽ đóng vai trò như chất nhuận tràng và kích thích hệ tiêu hóa của ngựa con hoạt động và bài thải phân su có trong thai kì ra ngoài cơ thể.

Việc ngựa con không được uống sữa sớm sau khi sinh cũng sẽ góp phần dẫn đến tắc đường tiêu hóa (do phân su có trong thai kì thường rắn và có độ dính cao).

Phân su thai kì thường được thải ra hoàn toàn vào khoảng 12 giờ sau khi sinh và được thay thế hoàn toàn bằng phân su (phân su khi uống sữa mẹ thường hơi sệt và có màu vàng).

Tuy nhiên, việc thải phân su có trong thai kì có thể bị trì hoãn do kết quả thứ phát của các bệnh khác như nhiễm trùng hoặc các bệnh về não ở ngựa sơ sinh). Ở những trường hợp này, việc bài thải phân su có từ trong thai kì sẽ mất thời gian hơn dự kiến mà không gây ra các dấu hiệu lâm sàng của hội chứng đau bụng.

Các vị trí bị tắt thường thấy ở ruột non, manh tràng, và đặc biệt xảy ra nhiều ở trên manh tràng và kết tràng. Nên lưu ý rằng viêc ngựa con đi ra phân su sau khi uống sữa (phân sệt màu vàng) không có nghĩa là phân su có trong thai kì đã được bài thải hoàn toàn.


Lịch sử bệnh, dấu hiệu lâm sàng và chẩn đoán

Việc bị tắc phân su có trong thai kì được cho là xảy ra nhiều ở ngựa đực conngựa con có thai kì dài hơn 340 ngày.

Các dấu hiệu nhận biết sớm bao gồm ngựa con giảm tấn suất tương tác với ngựa mẹ và bắt đầu nằm nhiều hơn.

Việc tắc phân cũng sẽ gây ra một số dấu hiệu lâm sàng của hội chứng đau bụng như: ngựa con không chịu nằm yên nghỉ ngơi, đặc biệt là khi nằm, ngựa sẽ có các dấu hiệu vươn các chi, uốn đầu, lăn lộn và thường xuyên cố gắng rặn để đi tiêu tiểu.

Một số dấu hiệu ở ngựa con khi đứng thường thấy như: thường xuyên đứng trong tư thế rặn, cong đuôi. Và các dấu hiệu khác liên quan đến hội chứng đau bụng cũng sẽ được thấy. Đặc biệt khi tình trạng kéo dài, bụng của ngựa con sẽ trương sình lên dần. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong.

Thông thường ngựa con mới sinh bị tắc phân su sẽ có thân nhiệt bình thường, trừ khi việc tắt phân su đi kèm với tình trạng nhiễm trùng. Nhịp tim và nhịp thở của ngựa con thường sẽ tăng. Âm ruột thường sẽ hiện diện, nhưng đây không phải là dấu hiệu đáng tin cậy trong chẩn đoán tắc ruột. Chấn đoán hình ảnh sẽ dễ dàng cho ta thấy phần ruột bị tắt do phân su có trong thai kì. Ngoài ra việc sờ nắn bằng tay cũng sẽ cảm nhận được các cục phân cứng trong đường ruột ngựa con.


Điều trị

Nên liên hệ bác sĩ thú y gần nhất ngay khi ngựa con vừa mới sinh để được tư vấn kĩ càng về quy trình chăm sóc và những điều cần lưu ý.

Việc điều trị thông thường bao gồm: giảm đau (analgesic), truyền dịch (IV polyionic), cấp thuốc nhuận tràng qua đường uống, bơm thuốc đường hậu môn để kích thích việc bài thải (enemas).

Giảm đau thường dùng trên ngựa con: Flunixin meglumine ( 0.25-0.5mg/kg IV cách 12 tiếng).
Có thể dùng liều 1mg/kg nếu cần thiết. Việc sử dụng thuốc giảm đau có thể cản trở việc đánh giá tình trạng bệnh.
Một số thuốc an thần và giảm đau khác cũng có thể được sử dụng như Diazepam, butopharnol.

Dầu khoáng (Mineral oil) thường được cho ngựa uống thông qua ống đặt dạ dày (nasogastric tube) để bôi trơn hệ tiêu hóa giúp phân dễ bài thải.

Acetylcystine có tác dụng bẻ gãy liên kết disulphide trong mucoprotein có trong phân su ban đầu, làm giảm độ kết dính giúp dễ bài thải. (hỗn hợp acetylcystine + baking soda + nước ấm)
Một số ca tắc đường ruột do phân su có trong thai kì có thể cần can thiệp phẫu thuật trong trường hợp bụng của ngựa con trương sình quá nhanh, nhịp tim cao liên tục (120 lần / phút), cùng với dẫu hiệu đau ngày càng nặng.

Thường tiên lượng bệnh nếu phát hiện sớm sẽ có kết quả điều trị tốt.


BSTY Nguyễn Ngọc Luân
Australia 

Tham khảo:
1. https://www.dvm360.com/…/advanced-laser-surgery-and…
2. Pusterla N, Magdesian K, Maleski K, et al.: Retrospective evaluation of the use of acetylcysteine enemas in the treatment of meconium retention in foals: 44 cases (1987-2002), Equine Vet Educ June 170, 2004.

Trả lời